Người "bắc cầu" cho học sinh Việt Nam sang Nhật
Thứ Sáu, 08/09/2023 11:23
Chị là PGS.TS Ngô Minh Thủy Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời là Chủ tịch Câu lạc bộ Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (Vietnam Association of Japan Alumni -VAJA)
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio trao Bằng khen của Bộ ngoại giao Nhật Bản cho PGS.TS Ngô Minh Thủy
Chị Ngô Minh Thủy (áo dài) nhận bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, là 1 trong 4 người Việt Nam được
Chính phủ Nhật Bản vinh danh năm 2019 (ảnh: NVCC)
Lương duyên cùng Nhật
Chúng tôi gặp chị Ngô Minh Thủy vào một ngày cuối tháng 3/2023 tại trụ sở CLEF trên phố Doãn Kế Thiện, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Tủ sách trong phòng chị chứa đầy giáo trình dạy tiếng Nhật, sách văn học Nhật Bản... Chiếc kệ trang trí cũng rất nhiều đổ lưu niệm chị mang về từ Nhật. Cầm cuốn sách "20 truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc" xuất bản song ngữ Việt - Nhật, chị Thủy hồ hởi khoe đây là tài liệu mà Viện phối hợp với Quỹ giao lưu quốc Nhật Bản dịch và xuất bản. Các truyện được chọn là "Sự tích Hồ Gươm", "Cây tre trăm đốt". "Sự tích bánh chưng và bánh giầy, Mỵ Châu – Trọng Thủy”... Chị kể: Nhà trường chị sang Nhật Bản học năm 1997 khi 32 tuổi. Chị học tiếng Nhật theo khóa học tập trung 6 tháng tại Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Sau đó vừa làm nghiên cứu vừa tiếp tục học tiếng Nhật rồi thạc sĩ.
Tết dương lịch năm 1998, trời rét đậm, một bác người Nhật sống cạnh ký túc xá là thành viên nhóm hỗ trợ du học sinh nước ngoài đã mời chị Thủy đến nhà ăn Tết. Bác nấu món Osechi Ryori - món ăn truyền thống của Nhật, cho chị mặc thử Kimono và tập đàn Koto. Trong số các cô giáo dạy chỉ có người hơn vài tuổi, thậm chí cô giáo phụ trách lớp chỉ bằng tuổi nhưng chị Thủy luôn cảm nhận được sự ân cần, quan tâm của các cô.
“Có lần cô giáo dạy ngữ pháp cầm đến một bịch váy áo và nói với chúng tôi: “Chỗ váy áo này có chiếc cô đã từng mặc, có chiếc chưa. Nếu không chê thì các em hãy chọn lấy bộ phù hợp". Tôi chọn được chiếc váy màu hồng nhạt rất đẹp và 24 năm qua tôi vẫn giữ để làm kỷ niệm", chị Thủy kể.
Sự nghiệp đậm đà chất... Nhật
Tháng 4/2001, về nước, chị Thủy được phân công về Bộ môn tiếng Nhật (lúc đó trực thuộc Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc). Từ đó đến nay chị tham gia xây dựng các chương trình đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam cho nhiều cấp ngành, nhiều chương trình. Cùng với các đồng nghiệp chị thực hiện chương trình dạy tiếng Nhật trên Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm.
Chị cũng là chủ biên kiêm đồng tác giả hơn 30 cuốn sách trong bộ sách giáo khoa tiếng Nhật dành cho học sinh tiểu học, THCS, THPT và là trưởng nhóm xây dựng nhiều chương trình tiếng Nhật cho hệ đào tạo đại học và sau đại học. Đáng kể hơn là đề án đưa tiếng Nhật vào hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam mà chị tham gia ban điều hành biên soạn chương trình và sách giáo khoa tiếng Nhật. Chị kể. Từ lúc chỉ có một lớp học sinh (lớp 6) của Trường THCS Chu Văn An – Hà Nội năm 2003 thì đến năm 2018, số học sinh học tiếng Nhật tại Việt Nam là 26.239 học sinh THPT và THCS, 2054 học sinh tiểu học.
PGS.TS Ngô Minh Thủy cũng tạo cơ hội học tập cho nhiều bạn trẻ khi kết nối hàng trăm suất học bổng du học tại Nhật Bản cho học sinh, sinh viên Việt Nam, cùng Cơ hội tham dự các chương trình giao lưu văn hóa tại Nhật Bản cho giới trẻ Việt Nam.
PGS.TS Ngô Minh Thủy được nhận Huân chương Lao động hạng Ba từ Chủ tịch nước, Bằng khen từ Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bằng khen và Kỷ niệm chương từ Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Năm 2019, chị là 1 trong 4 người Việt Nam được Chính phủ Nhật Bản tặng bằng khen.
Thành Luân
(Trích trang 48-49 của Tạp chí “50 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản: Cùng hướng tới tầm cao mới của tình hữu nghị và hợp tác” )
Hai cuộc cách mạng 1789 và 1848 đã làm thay đổi nền giáo dục ở Pháp. Đây cũng là quốc gia đầu tiên ở châu Âu đặt chính sách giáo dục tách ra khỏi ảnh hưởng của Giáo hội. Trường học không phải nơi truyền bá tôn giáo và mọi định kiến tư tưởng. Học sinh tự nhận thức trong quá trình đào tạo. Trường học đề cao vấn đề tôn trọng sự đa dạng tư tưởng, nhưng tất cả phải vì mục đích “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đó chính là 3 điểm ghi ngay trong điều mục đầu tiên của Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp.
Chị là PGS.TS Ngô Minh Thủy Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời là Chủ tịch Câu lạc bộ Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (Vietnam Association of Japan Alumni -VAJA)
Chất lượng giáo dục gần đây trở thành một đề tài tranh luận thường xuyên. Tuy nhiên, có một câu hỏi đơn giản cần được trả lời rốt ráo: Thế nào là một nền giáo dục tốt?
Một người Việt Nam lần đầu tiên tìm hiểu nền giáo dục Mỹ chắc chắn ngỡ ngàng và cảm thấy có nhiều chuyện ngược đời. Dưới đây tôi xin kể năm trong số đó.