Ngô Tự Lập: “Với người làm khoa học, điều quan trọng nhất là thượng tôn chân lý”

Ngô Tự Lập là một trong những tác giả - dịch giả - nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật đương đại nổi bật nhất của Việt Nam. Hơn 30 năm sáng tác, từ văn chương, âm nhạc, tới triết học, ngôn ngữ, ở bất cứ lĩnh vực nào, người ta cũng thấy ở Ngô Tự Lập một sự nghiêm cẩn, kiên định và đầy sáng tạo. Ông đã có hơn 20 cuốn sách, nhiều tập thơ, truyện, tiểu luận của ông được xuất bản tại hàng chục nước trên thế giới và được bạn bè quốc tế yêu mến.

Quá trình tuyền bá, tiếp nhận thơ Haiku tại Việt Nam và một số quốc gia

Hoàng Liên (Văn học Nhật Bản và sự tiếp nhận văn học Nhật Bản tại Việt Nam, 2022, 110-131)

Triết học ngôn ngữ Voloshinov: tín hiệu, ký hiệu, ngôn ngữ và tương tác lời nói

Ngô Tự Lập (Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 5 (2020) 53-64)

“Lời nói là gói vàng” – văn hóa ngôn ngữ đất kinh kỳ

Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt nhằm liên lạc, giao tiếp giữa con người với con người, cũng chính bởi lẽ đó, ngôn ngữ chính là sự thể hiện của văn hóa từng vùng miền, từng địa phương. Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của đất nước, do vậy, “Tiếng Hà Nội” là sự kết tinh, hội tụ những gì tốt đẹp nhất từ mọi miền Tổ quốc. Đó là thứ ngôn ngữ mềm mại, tế nhị, êm ái và phong phú, được diễn đạt một cách trong sáng, thanh lịch, nhã nhặn mà chỉ cần nghe tiếng là có thể nhận ra ngay “người Hà Nội”.

Vẻ đẹp của ngôn từ

Đến một lúc, đọc sách không chỉ là tìm kiếm tri thức, những câu chuyện hay, mà còn để thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ.
Ngôn ngữ, dưới ngòi bút của những nhà văn tài năng, không còn là con chữ xếp lại bên nhau, mà xuyên thấu tâm can người đọc, làm người ta lạnh buốt trong một nỗi hạnh phúc, hoặc buồn đau, hoặc vui sướng, hoặc rã rời, hoặc căm giận, hoặc ghê tởm… Hoặc không cần cảm thấy gì cả, để cho rỗng không tràn ngập bản thể trong một khoảng.

Sức mạnh và vẻ đẹp ngôn ngữ

Bạn thử tưởng tượng rằng, bỗng một ngày nào đó, tiếng nói và chữ viết đột nhiên như có đôi cánh nhiệm màu rời khỏi loài người vốn đã sáng tạo ra nó, bay đến một thiên hà xa xôi nào khác… 

Ngô Tự Lập: "Nhiều kiệt tác của thế giới bị biến thành thứ không bằng nhạc chế"

Ngô Tự Lập là một nhạc sĩ, nhà sư phạm, nhà văn, dịch giả và nhà nghiên cứu văn hóa - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) cho rằng, nhiều kiệt tác của thế giới hiện nay bị biến thành một thứ thậm chí không bằng nhạc chế – bởi lẽ, người làm và hát “nhạc chế” ý thức rất rõ, rằng mọi người đều biết rõ ca từ thật của bài hát.

Một vài tìm tòi về ngôn ngữ

Bài viết giải đáp được phần nào các câu hỏi: Vì sao cùng là ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt làm được chữ biểu âm còn tiếng Hán thì không; vì sao tiếng Nhật rất nghèo âm tiết lại làm được chữ biểu âm; vì sao phần lớn các nước đều dùng ngôn ngữ đa lập và chữ biểu âm.

Quy luật ngôn ngữ của nguyên thủ

Phong cách ngôn ngữ trong giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào truyền thống ngôn ngữ đã được hình thành trong nước mà còn chủ yếu dựa vào khả năng của từng cá nhân. Tuy nhiên vẫn có thể tìm ra một số quy luật sử dụng ngôn ngữ của các nguyên thủ

Vấn đề xung đột ngôn ngữ tại Ucraine

Cuộc chiến giữa Nga và Ucraine nổ ra từ tháng 2/2022 và kéo dài cho đến nay là vấn đề nỏng bỏng trên diễn đàn quốc tế hiện nay và kéo theo nhiều hệ lụy nặng nề về chính trị, kinh tế, xã hội không chỉ của riêng Nga hay Ucraine mà còn đối với nhiều quốc gia khác.
Bài viết dưới đây của CLEF được tổng hợp từ nhiều nguồn báo chí và kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về quan hệ giữa 2 quốc gia từ góc độ ngôn ngữ - một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.

Ngôn ngữ nào sẽ được thế giới sử dụng vào năm 2115?

Lịch sử ngôn ngữ thế giới đã chứng kiến nhiều xu hướng phát triển và sử dụng ngôn ngữ. Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc biết được nhiều ngoại ngữ là một điều kiện tiên quyết đối với mỗi người để có thể hội nhập, phát triển và bắt kịp sự phát triển của thời đại. Tương lai sắp tới, ngôn ngữ nào sẽ trở nên phổ biến?
Bài viết dưới đây phần nào lý giải và đưa ra những dự đoán về vấn đề này.

Nguy cơ tiềm ẩn từ sự lạm dụng ngôn ngữ mạng

Ngôn ngữ mạng có tính đặc thù, là thứ ngôn ngữ phi chính thức, thể hiện sự tự do cá nhân. Từ thế giới "ảo" trên Internet, cách nói, cách viết "tuổi teen", "phá cách"... đã đi vào đời sống thực, vô tình trở thành thói quen trong giao tiếp, tạo nên thứ tiếng Việt xa lạ. Hiện nay, ngôn ngữ mạng được dùng rất phổ biến và theo các chuyên gia về ngôn ngữ, việc lạm dụng dạng ngôn ngữ này đem lại không ít hệ quả khó lường.
CLEF xin tổng hợp một số quan điểm, đánh giá về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

 
123
Huy Anh CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG VIỆN QUỐC TẾ PHÁP NGỮ VOV2 HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT HỒNG ĐỨC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA JF ACECOOK VAJA HEID NUI TRUC VIJACA dhnn thpt bac ha