Chương trình có sự tham gia của các cơ quan phối hợp tổ chức: Khoa Quốc tế Pháp Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, đơn vị đồng hành là Công ty C.O.C Saigon.

Tham dự Hội thảo có các vị khách quý: PGS. TS. Lâm Quang Đông, Phó hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Ông Lại Ngọc Đoàn, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Đan Mach và Iceland, Ông Phùng Trọng Toản, Chủ tịch Hội giáo viên tiếng Nga và văn học Nga của Việt Nam-VAPRYAL, Dịch giả, nhà giáo dục nổi tiếng Vũ Thế Khôi.
Về phía đơn vị tổ chức có PGS. TS. Ngô Minh Thủy, Viện trưởng Viện CLEF, Ông Ngô Tự Lập, Chủ tịch Hội đồng Khoa học.
Về phía các cơ quan đồng tổ chức, đơn vị đồng hành có TS. Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, TS. Ngô Thị Minh Thu, Trưởng Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Nga, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Ông Trần Hòa Bình, CEO Công ty C.O.C Saigon.
Về phía các diễn giả có: Nhà giáo ưu tú, dịch giả Lê Đức Mẫn, Nguyên Đại sứ, dịch giả Lại Ngọc Đoàn, PGS. GVCC. NGUT Nguyễn Hải Thanh, PGS. TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc, Nhà nghiên cứu, dịch giả Ngô Tự Lập.
PGS. TS. Ngô Minh Thủy, Viện trưởng Viện CLEF phát biểu Khai mạc và đề dẫn
Nhà giáo ưu tú, dịch giả Lê Đức Mẫn, trình bày tham luận “Tình hình dịch thuật Nga – Việt: Góc nhìn của một dịch giả
PGS. TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc trình bày tham luận “Những dấu ấn văn hóa Nga ở Việt Nam và văn hóa Việt Nam ở Nga”
Nhà nghiên cứu, dịch giả Ngô Tự Lập trình bày tham luận “V.N. Voloshinov và khởi đầu của Chủ nghĩa hậu hiện đại: Câu chuyện về dịch thuật và tiếp nhận một kiệt tác
.JPG)
Nhà nghiên cứu, dịch giả Ngô Tự Lập trình bày tham luận “V.N. Voloshinov và khởi đầu của Chủ nghĩa hậu hiện đại: Câu chuyện về dịch thuật và tiếp nhận một kiệt tác”
.JPG)
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch và Iceland, dịch giả Lại Ngọc Đoàn trình bày tham luận “Một số suy nghĩ về ngoại giao văn hóa: Trường hợp Việt Nam và Liên bang Nga”
Viện trưởng Ngô Minh Thuỷ tặng hoa và quà cho các diễn giả
Trong các báo cáo của các diễn giả, có những báo cáo không trực tiếp đề cập đến vấn đề hợp tác, nhưng chính việc nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ, và chính việc dịch thuật các tác phẩm văn học, các cuốn sách, các bài hát từ tiếng Nga sang tiếng Việt hoặc tiếng Việt sang tiếng Nga là những hoạt động cụ thể, minh chứng cho sự nghiệp hợp tác Việt - Nga trong các lĩnh vực này. Với những thông tin các diễn giả đã đưa ra trong bài tham luận của mình, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng hợp tác văn hóa - ngôn ngữ - giáo dục Việt - Nga đang có những triển vọng tốt đẹp.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo: