Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Tự chủ đại học là con đường một chiều không thể quay lại, chỉ có tiến"

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, tự chủ đại học là con đường một chiều không thể quay lại, chỉ có tiến. Các trường đại học phải vượt qua khó khăn, sẵn sàng thích ứng.

“Chân tủy của tiểu thuyết” (Shōsetsu Shinzui) của Tsubouchi Shōyō và “Bàn về tiểu thuyết” của Phạm Quỳnh – cuộc kiếm tìm bản chất và đường đi cho tiểu thuyết Đông Á thời cận hiện đại

Giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời kỳ mà khung cảnh vùng Đông Á nói chung và quan hệ văn hóa, văn chương Việt Nam - Nhật Bản nói riêng đặc biệt phong phú và phức tạp. 
CLEF xin giới thiệu một nghiên cứu của TS văn học Trần Hải Yến nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về bối cảnh tác động và lựa chọn của các cá nhân trí thức dân tộc trong giai đoạn này thông qua việc đối sánh 2 tác phẩm của Tsubouchi Shõyõ và Phạm Quỳnh cũng như đánh giá giá trị lịch sử của hai công trình nói trên trong nền văn hóa, văn học của từng quốc gia cũng như khung cảnh Đông Á đương thời. 
Công trình nghiên cứu này đã được trao giải Nhì cuộc thi Luận văn nghiên cứu văn học Nhật bản do Quỹ Japan Foundation và Quỹ tưởng nhớ Inoue Yasushi tổ chức năm 2016.

Người cao tuổi với văn hóa và văn hóa ứng xử với người cao tuổi

Truyền thống dân tộc Việt Nam xưa nay rất coi trọng người cao tuổi. Sự mẫu mực trong cuộc sống của người cao tuổi chính là những tấm gương, là tài sản quý giá, là tác động trực tiếp đến việc hình thành và gìn giữ nếp sống văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội.

"Các bạn tôi ở trên ấy" ra mắt bạn đọc Nhật Bản

Một tin vui cho văn học nước nhà: Tập bút ký “Các bạn tôi ở trên ấy” của nhà văn Nguyên Ngọc vừa được dịch sang tiếng Nhật và xuất bản tại đất nước Mặt trời mọc. Đây là tập bút ký về Tây Nguyên – mảnh đất gắn bó máu thịt với cuộc đời của nhà văn – được in lần đầu vào năm 2013 và được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cùng năm đó. Sách đã được tái bản lần thứ 2 vào năm nay (2021).

Vấn đề giá trị quan Châu Á từ góc nhìn tham chiếu*

       Với các nền văn hoá, các giá trị văn hóa và con người phần nhiều có những nét yương đồng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là vẫn có những điểm khác nhau giữa các bảng giá trị, mà điểm khác biệt rất có ý nghĩa là sự khác nhau về vị trí của từng giá trị. Người Châu Á coi “cần cù, yêu lao động” là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi "tự lực cánh sinh"' mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng chỉ đứng thứ ba sau “tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân”. Nói rằng người Châu Á cần cù, người Do Thái khôn ngoan, hay người Đức ưa chính xác... nếu đúng, cũng chỉ có nghĩa là các giá trị đó được tôn trọng hơn, được xếp vào vị trí ưu tiên hơn so với các giá tri khác. Tuyệt nhiên không có nghĩa là chỉ có người Đông Á mới cần cù, còn người nơi khác lười biếng, chỉ có người Do Thái là khôn ngoan còn lại là ngốc nghếch hay kém thông minh...
       Nguyên nhân của sự khác nhau đó là khác nhau về giá trị quan. Bài viết dưới đây tổng hợp quan điểm của các tác giả điển hình bàn về giá trị Châu Á, nêu ra những điểm giông nhau mà hầu hết những người có quan tâm đến vấn đề giá trị Châu Á, có thể ngẫu nhiên, nhưng đã cùng đi tới một lập luận chung.
Huy Anh CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG VIỆN QUỐC TẾ PHÁP NGỮ VOV2 HỆ THỐNG GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG CAO NGUYỄN BỈNH KHIÊM - CẦU GIẤY TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT HỒNG ĐỨC LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA